Cành hoa đào tươi thắm là biểu tượng của sự may mắn, niềm tin yêu vào một năm mới hạnh phúc bình an trong Tết cổ truyền của người Việt Nam từ bao đời nay, đặc biệt là người dân xứ Bắc.
Đào có nhiều giống đào như đào bích, đào phai, đào trắng, đào lai ghép, đào thất thốn, đào rừng cổ thụ… nhưng dù là giống nào thì để có được cành hoa đào rực rỡ và tươi đẹp đón Tết đều cần tuốt lá trước từ 35 đến 60 ngày.
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn giữ hoa đào tươi lâu, nuôi dưỡng nụ, giữ cành đào được bền hoa, bông nở đẹp và luôn tươi thắm trong những ngày Tết:
Chị Thúy Hương, chủ hàng trăm gốc đào ở vườn đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), người đã có kinh nghiệm vài chục năm trồng và chăm sóc đào cho biết, việc đốt cành đào bằng lửa sẽ khiến các gốc đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học.
Theo chia sẻ của chị Hương, để giữ đào tươi lâu thì việc rửa sạch lọ cắm cành đào và dùng nước sạch cung cấp cho hoa là yếu tố quan trọng. Cần đảm bảo cành đào luôn được cắm trong nước sạch, để ở nơi thoáng mát, tránh gió… hoa sẽ bền và tươi lâu.
Khoảng 2 – 3 ngày thì cần thay nước trong bình 1 lần, mỗi lần thay nước có thể rửa lại phần cành đào nằm trong nước để sạch phần nước cũ.

Anh Phạm Huy Anh – một người dân đang sở hữu 5 sào đào với gần 600 gốc ở Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, với gần 10 năm kinh nghiệm chăm sóc đào cho rằng: “Khi đốt bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học”.
Nếu không có điều kiện để thay nước thường xuyên, còn 1 cách để giữ hoa đào tươi lâu hơn trong dịp Tết là dùng 1 ít dầu rửa bát cho vào nước cắm hoa. Việc làm này có công dụng giúp nước cắm hoa không bị thối, vì thế hoa sẽ được tươi lâu hơn.
Đối với đào...