Sau dịp Tết, bắt đầu từ mùng 3, mùng 4 các hàng quán bún phở đã bắt đầu tấp nập, đông đúc khách tới lui để thưởng thức món ăn mà ai cũng muốn “xơi” vào dịp đầu năm mới – bún ốc.
Theo quan niệm từ xưa thì việc ăn bún ốc đầu năm sẽ mang lại may mắn. Chính từ quan niệm ấy trải qua bao đời đã dần hình thành trong tâm niệm của không ít người là cứ đầu năm phải đi ăn bún ốc.
Xét về mặt khoa học thì đây không chỉ là món ăn được cho là đem lại may mắn mà nó còn có những công dụng tốt cho sức khỏe mà ít ai biết tới.
Trong ốc nhồi có chứa 11,9% protid; 0,7% lipid, các vitamin (B1 0,01mg%; B2 0,06mg%; PP 1mg%); các muối (Ca 1.357mg%; P 191mg%). Ốc cung cấp 86 calo/100g thịt.

Theo Đông y, thịt ốc có vị ngọt mặn, tính hàn; vào vị, đại tràng, bàng quang. Vỏ ốc có vị ngọt, tính bình, không độc. Tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, đái khó, phù nề, vàng da, bệnh tiểu đường, trĩ. Vỏ ốc có tác dụng giải tâm phiền.
Ngoài ra việc Tết phải ăn không ít những món nhiều đạm, dễ ngấy thì việc thưởng thức một bát bún có nước với rau củ quả cũng là một cách chống ngán đơn giản, hiệu quả sau Tết.
Thêm vào đó, khi ăn bún ốc còn có một số loại rau thơm đi kèm làm tăng độ thanh mát cho cơ thể. Như hành hoa giúp chữa mụn nhọt, cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, cảm cúm, nhức đầu,… những bệnh mà bạn dễ gặp vào mùa đông. Hay lá tia tô rất tốt cho người mắc bệnh gout, người bị ngộ độc hải sản, giảm béo cho các chị em sau Tết bị tăng cân.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lân – Viện Y học cổ truyền Quân đội, bún ốc là một món ăn có lợi cho sức khỏe,...