Đại biểu Lâm Phước Toàn (Kiên Giang nêu ý kiến muốn quản lý cán bộ đoàn tốt, cần xây dựng kênh thông tin thống nhất của cả nước phạm vi lớn, phạm vi nhỏ là Đoàn cấp tỉnh, huyện. Trong hệ thống đó, cần xây dựng dữ liệu ghi rõ thông tin cá nhân từng đoàn viên chi tiết, số điện thoại liên lạc của từng đoàn viên. Qua hệ thống đó, có thể quản lý, kết nối từng đoàn viên trong các kế hoạch, chương trình hoạt động, truyền đạt chỉ đạo rất nhanh.
Cũng theo đại biểu này, Điều lệ Đoàn quy định Đoàn cấp cơ sở phải sinh hoạt 1 tháng 1 lần, nhưng thực tế điều này rất khó đảm bảo do nhiều yếu tố: địa hình, đoàn viên không ở địa phương... Do vậy, về hình thức sinh hoạt Đoàn, có thể ứng dụng công nghệ vào. “Có thể ứng dụng công nghệ chat trên mạng xã hội
Facebook, Zalo... để tập hợp thanh niên. Điều này rất thuận lợi, nhất là ở những nơi khó tập hợp thanh niên. Như vậy có thể đảm bảo sinh hoạt Đoàn ở cấp chi đoàn 1 tháng 1 lần”, đại biểu Toàn cho biết.
Cũng theo đại biểu Toàn, thực tế, ở nhiều chi đoàn đã lập các nhóm chat, group kín để hỗ trợ hoạt động phong trào đoàn, mang lại rất hiệu quả.
Đại biểu Nguyễn Như Bảo (Liên bang Nga): có hơn 50 cơ sở Đoàn trải dài nhiều thành phố, thành phần chủ yếu là du học sinh. Địa bàn lớn, trải dài nên để sinh hoạt đoàn thường xuyên, họp mặt theo hình thức truyền thống thì rất khó, gần như không thể.
Bên cạnh đó, cán bộ Đoàn ở Liên bang Nga chủ yếu là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách, đào tạo nghiệp vụ đoàn. Chủ yếu là du học sinh, thời gian học tập thường là 5 năm, tốt nghiệp về nước là thôi. Do vậy, sinh hoạt đoàn chủ yếu là qua email, mạng xã hội...
Đại biểu Nguyễn Như Bảo là cán bộ đoàn từ Liên bang Nga trở về dự đại hội Ảnh: Ngọc... |