Cô giáo ‘chuyên gia giáo dục toàn cầu’

Ngày đăng: 02/01/2018
2,673 Read
205 Share
‘Đến Diễn đàn giáo dục toàn cầu, tôi giống như bước ra khỏi miệng giếng vậy. Tôi hiểu giáo viên phải học liên tục, liên tục, không bao giờ được ngừng lại’.

Cô giáo ‘chuyên gia giáo dục toàn cầu’ 

ảnh minh họa

Đó là của cô Tô Thụy Diễm Quyên – cô giáo được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu. 

Trong năm 2017, cô có nhiều hoạt động đóng góp tích cực cho ngành giáo dục nước nhà như tập huấn phương pháp giảng dạy tích cực cho hơn 10.000 giáo viên; trao đổi, giao lưu với gần 10.000 phụ huynh về phương pháp giáo dục trẻ; kết nối với chuyên gia các lĩnh vực để chung tay giúp phát triển giáo dục…

Trò chuyện với Báo đầu năm mới, cô :

- Năm 2013, tôi đoạt giải nhất toàn quốc dạy học theo dự án – dạy học tích hợp. Microsoft đã đưa hồ sơ của tôi cùng ba giáo viên khác qua Mỹ. Sau đó, tôi được chọn đại diện Việt Nam dự Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Barcelona (Tây Ban Nha). 

Việc đến diễn đàn làm thay đổi cuộc đời tôi giống như bước ra khỏi miệng giếng vậy. Sau diễn đàn, tôi hiểu giáo viên phải học liên tục, liên tục, không bao giờ được ngừng lại. 

Ngay cả bây giờ, ngày nào tôi cũng học những vấn đề mới, mở rộng ra nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác để có một cái nhìn tổng quan về giáo dục, biết được giáo viên cần dạy gì cho học sinh. Vì khi một đứa trẻ bước ra đời không chỉ dùng kiến thức trong sách vở.

- Hiện tại trong các lớp tập huấn hay diễn đàn giáo dục, tôi chú trọng phần tạo động lực cho giáo viên nhiều hơn là cung cấp kiến thức. 

Giáo viên không thể biết tất cả mọi thứ. Có những kiến thức thầy không biết nhưng học sinh lại biết và các em có thể học từ nhiều nguồn chứ không chỉ học ở thầy cô. Vì vậy người thầy, gia đình và xã hội phải thay đổi.

- Thứ nhất, người thầy phải nhận diện được học sinh của mình có năng lực gì và nhu cầu như thế nào. Sau khi nhận diện rồi phải biết cách tạo, duy trì động lực cũng như định hướng cho học sinh. Muốn duy trì động lực cho học sinh, người thầy phải kiên trì, bản lĩnh, đủ năng lực và kiến thức.

Tôi luôn tâm niệm không một đứa trẻ nào là “bỏ đi” hết. Tôi tìm hiểu kiến thức về quy luật của não bộ để hiểu mỗi người có những cách kết nối nơron thần kinh khác nhau. 

Khi thầy nói “Tại sao tôi giảng cả lớp hiểu hết mà em không hiểu?” thì không chắc đứa trẻ đó không thông minh mà có thể do kết nối thần kinh của em hiểu vấn đề theo một cách khác. Thậm chí em đó có thể là thiên tài nữa. 

Thomas Edison từng bị đuổi học với lý do “con của bà không học được đâu”. Và chúng ta hãy nhìn xem, ông ấy đã làm được gì. Hiểu học sinh của mình là điều kiện tiên quyết để thành công trong việc dạy học.

Tiếp nữa, giáo dục một đứa trẻ cần sự chung tay của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhiều khi giáo viên dạy một đằng về nhà phụ huynh dạy một nẻo. 

Ví dụ: giáo viên dạy học trò có quyền thể hiện chính kiến của mình, được quyền phản biện. Về nhà cha mẹ lại áp đặt con không được cãi cha mẹ, người lớn nói sao nghe vậy. Với cách dạy không đồng bộ như vậy trẻ sẽ hoang mang, kìm hãm, không phát triển được.

Cô giáo ‘chuyên gia giáo dục toàn cầu’

Cô Tô Thụy Diễm Quyên dự Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Tây Ban...

2,673 Read
205 Share
(296)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang