Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có tính mở và linh hoạt

Ngày đăng: 26/01/2018
2,450 Read
203 Share
Điểm nổi bật của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới là các môn học đều được thiết kế theo hướng mở và linh hoạt.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Có tính mở và linh hoạt 

ảnh minh họa

Sau một thời gian chuẩn bị, cách đây vài ngày, Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã công bố dự thảo chương trình các môn học.

Ngay sau khi được công bố, dự thảo chương trình mới của các môn học đã thu hút sự chú ý của dư luận do mức độ quan trọng cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng của nó tới mọi khía cạnh của quá trình dạy và học.

Toàn bộ chương trình môn Toán từ lớp 1 đến lớp 12 sẽ xoay quanh 3 mạch kiến thức là Số và đại số, Hình học và đo lường, Thống kê và xác suất.

Nhưng các phần này không được dạy riêng lẻ mà tích hợp với nhau, đồng thời tích hợp với kiến thức các môn học khác thuộc lĩnh vực giáo dục STEM (như là khoa học, công nghệ, kỹ thuật) đang phát triển rất mạnh trên thế giới.

Điều quan trọng là cách thiết kế chương trình, các bài tập và các chủ đề mang tính ứng dụng, gắn với thực tế.

Một môn học khác cũng thu hút sự quan tâm của học sinh là môn Lịch sử. Sở dĩ lâu nay môn này khiến nhiều học sinh e ngại vì cách thiết kế chương trình và sách giáo khoa hiện hành quá chú trọng ghi nhớ máy móc các sự kiện, kiến thức làm các em mệt mỏi và nhàm chán.

Theo đại diện nhóm biên soạn chương trình, môn Lịch sử sẽ được thiết kế theo hướng gần gũi, sinh động và thiết thực hơn.

Trong dự thảo chương trình mới, Lịch sử được thiết kế theo các cách tiếp cận khác nhau phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và yêu cầu cần đạt được ở từng cấp học:

Ở bậc tiểu học là dạy học thông qua các câu chuyện lịch sử; học sinh...

2,450 Read
203 Share
(271)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang