Thưa bác sĩ, vì sao sau 14 năm (lần cuối vào năm 2003) AHA và ACC lại hạ ngưỡng THA từ 140/90 mmHg còn 130/80 mmHg?

Việc hạ ngưỡng THA lần này dựa trên nghiên cứu cho thấy nếu giảm huyết áp (HA) tâm thu dưới 120 mmHg nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sẽ giảm được 25% và nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 27%.
Trước nhất chúng ta cần xem qua bảng phân loại THA năm 2003 và mới nhất 2017 (bảng dưới). Việc hạ ngưỡng THA lần này dựa trên nghiên cứu cho thấy nếu giảm huyết áp (HA) tâm thu dưới 120 mmHg nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sẽ giảm được 25% và nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 27%. Bên cạnh đó, nếu HA tâm thu dưới con số 130 – 140 mmHg, các biến cố tim mạch, tỷ lệ tử vong và biến chứng thận do THA gây nên cũng giảm đi. Ngược lại, nếu HA tâm thu tăng 20 mmHg và HA tâm trương tăng 10 mmHg, nguy cơ tử vong do đột quỵ và bệnh tim mạch tăng lên hai lần.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy nếu HA tâm thu/HA tâm trương tăng từ 120 – 129/80 – 84 mmHg so với 120/80 mmHg thì yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim cục bộ và đột quỵ tăng 1,1 – 1,5 lần. Còn khi HA tâm thu/HA tâm trương tăng từ 130 – 139/85 – 89 mmHg so với 120/80 mmHg thì tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh tim cục bộ và đột quỵ tăng 1,5 – 2 lần. Với những kết quả rõ ràng như thế, ngưỡng CHA cần phải được hạ xuống.

Phân loại HA mới chắc chắn khiến số bệnh nhân THA tăng nhiều?
Đúng thế, tại Mỹ nếu dựa trên phân loại 2003, 31% nam giới và 32% nữ giới được xếp loại THA, thì dựa trên phân loại mới con số này tăng tương ứng 48% và 43%. Ở Việt Nam, những năm qua số người THA gia tăng ở mức báo động đỏ. Theo hội Tim mạch học Việt Nam, vào năm 2000 16,3% người lớn bị THA, năm 2009 con số này là 25,4% và năm 2016 hơn 40%. Đó là dựa trên phân loại cũ, chứ theo phân loại mới con số chắc chắn cao hơn rất nhiều.
Thưa bác sĩ, xác định số HA là điều quan trọng để biết mình có bị THA hay không, nhưng việc đo HA đúng không phải dễ dàng đối với người bình thường?
Đây là điều rất quan trọng, nên khuyến cáo mới nhấn mạnh sáu bước kinh điển chi tiết để đo HA ở bệnh viện, chẳng hạn bệnh nhân cần nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo, không sử dụng càphê, thuốc lá và vận động mạnh trong vòng 30 phút trước đó, vì điều này sẽ làm cho HA tăng lên.
Ở một số người, số HA có thể nhích lên nếu có sự hiện diện của bác sĩ, vì thế người ta đề nghị bác sĩ nên đo HA bệnh nhân 2 – 3 lần trong ít nhất hai lần khám khác nhau. Số trung bình của những con số này sẽ giúp bác sĩ xác định một người có bị THA hay không. Khuyến cáo cũng đề nghị bệnh nhân nên đo HA tại nhà nếu họ được hướng dẫn đúng, vì chỉ số HA đo ở nhà thường chính xác hơn so với khi đo ở bệnh viện. Lý tưởng nhất là đo hai lần, một lần vào buổi sáng và một lần trước khi ăn tối.
THA là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, làm thế nào đánh giá được nguy cơ này? Khuyến cáo mới có phân biệt ai...