Chê lương thấp, SV tâm lý không chịu về trường?

Ngày đăng: 19/12/2017
3,786 Read
209 Share
’Hiện nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM đã triển khai các phòng tham vấn tâm lý. Thế nhưng không phải trường nào cũng có điều kiện, tuyển dụng chuyên trách nên nhiều trường đã phải bố trí các giáo viên trong trường kiêm nhiệm công tác này’.

Chê lương thấp, SV tâm lý không chịu về trường? 

TS Nguyễn Thị Bích Hồng, khoa tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM những vấn đề liên quan đến đào tạo giáo viên làm công tác tham vấn học đường tại hội thảo

Thực tế trên đã được TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Khoa tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM tại hội thảo khoa học “Phát triển mô hình tham vấn học đường ở trường phổ thông” diễn ra vào sáng ngày 19 – 12.

Nhu cầu cao trong khi thực tế đào tạo của các trường lại không đủ đáp ứng. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các khoa tâm lý, công tác xã hội không chịu về làm việc tại các phòng tham vấn của trường vì mức lương thấp. Vì thế, nhiều trường học đã phải bố trí giáo viên trong trường kiêm nhiệm công tác tham vấn tâm lý. Thành phần này khá đa dạng, họ có thể là giáo viên bộ môn, các giám thị hoặc trợ lý công tác thanh niên, thậm chí có cả nhân viên thủ thư.

Theo bà Hồng, hầu hết những giáo viên kiêm nhiệm đều chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng tham vấn học đường. Như vậy, e rằng hoạt động tư vấn tâm lý học đường sẽ không đạt hiệu quả, thiệt thòi cuối cùng vẫn là học sinh.

Bà Hồng cũng thêm, không chỉ giáo viên kiêm nhiệm mà ngay cả các giáo viên được cấp chứng chỉ “Kỹ năng tham vấn học đường” của trường ĐHSP TP.HCM cũng cần được bồi dưỡng tiếp theo vì dung lượng khóa học vẫn còn hạn chế. Cho nên khi thực hiện các bài tập thực hành, nhiều học viên còn chưa thành thạo về kỹ năng tham vấn, những khóa học không có đủ thời gian hoàn thiện cho họ. Thực tế cho thấy, nhiều học viên còn vướng phải những sai sót trong quá trình tham vấn như thường đặt câu hỏi đóng,...

3,786 Read
209 Share
(419)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang