ảnh minh họa
Trong đó yêu cầu các cơ sở giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Tổ chức phụ đạo, bổ sung kiến thức cho học sinh chưa theo kịp chương trình để theo kịp trình độ chung của lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi (bằng ngân sách được giao, không thu phí của học sinh).
Không tổ chức dạy học thêm đối với các trường có học sinh theo học 2 buổi/ngày và đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội.
Tuyệt đối không được ép buộc học sinh học thêm, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn giáo viên theo học. Trên cơ sở tự nguyện của học sinh hiệu trưởng nhà trường tổ chức việc khảo sát chất lượng học sinh để phân chia lớp học phù hợp theo cấp độ học lực, trình độ của học sinh.
Danh sách lớp học thêm, nội dung, chương trình giảng dạy phù họp với đối tượng, phân bổ hợp lý thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
Quản lý chỉ đạo chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, tiêu cực, tuyệt đối cấm giáo viên đưa học sinh về nhà riêng để dạy thêm đồng thời chú trọng đến các giải pháp như: đảm bảo chất lượng giảng dạy trong nhà trường, tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi để đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập; tăng cường tổ chức các hoạt động thí nghiệm, thực hành, văn – thể – mỹ, các hoạt động Đoàn – Đội, giáo dục các kỹ năng giao tiếp xã hội cho học sinh.
Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GD&ĐT về việc để xảy ra tình trạng giáo viên ép buộc học sinh học thêm, giáo viên đưa học sinh về nhà để dạy thêm, học thêm và tổ chức dạy thêm không đúng qui định.
Phòng GD&ĐT được yêu cầu chỉ đạo các cơ sở dạy thêm học thêm thuộc cấp Phòng cấp giấp phép thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước nhằm phát hiện, xử...