1. Núi "bàn mây" Tepui, Venezuela
Theo ngôn ngữ của người dân Pemon sống gần cao nguyên Nam Mỹ thì Tepui có nghĩa là ngôi nhà của những vị thần. Tên gọi của dãy núi này cũng có nghĩa là sự cao lớn, hùng vĩ. Địa thế của nó vượt qua cả những tầng mây.
Núi Tepui có độ cao vượt trên cả những tầng mây - Ảnh: Internet
Núi này tồn tại độc lập trên một cao nguyên thuộc vùng Nam Mỹ. Phần lớn địa hình thuộc về lãnh địa của đất nước Venezuela. Đây cũng là nơi sinh trưởng của rất nhiều loài động thực vật đặc hữu. Nó gần như thẳng đứng tuyệt đối với độ cao hơn 1.000m so với những khu rừng xung quanh. Nhiều điểm khác đạt độ cao tới 3.000m khiến nơi này không thể tiếp cận bằng cách đi bộ nên hầu như không ai đặt chân đến ngọn núi Tepui này.
2. Rừng núi đá Madagascar
Điều đặc biệt của khu rừng này là những mỏm đá và hẻm núi sắc lẹm. Nhìn thoáng qua tưởng như nó có thể cao lên để xuyên thủng bầu trời trong xanh phía trên. Rừng nằm ở nước Cộng hòa Madagasca, châu Phi. Những mỏm đá và hẻm núi kia đã có lịch sử hàng triệu năm cùng với nhiều hang động kỳ bí nằm sâu dưới lòng đất. Nơi sâu nhất đo được là 120m.
Con người không thể khám phá khu rừng này bằng cách đi bộ hoặc lái xe dài ngày mà chỉ có thể thám hiểm chúng bằng cách dùng trực thăng du lịch để nhìn ngắm nó từ trên cao.
3. Thác Honokohau (Mỹ)
Thác nằm trên đảo Maui, thuộc quần đảo Hawaii của Mỹ. Khi mới phát hiện ra con thác này, các nhà thám hiểm không khỏi ngạc nhiên vởi nó quá xa lạ mặc dù nó đã từng xuất hiện trong nhiều bộ phim "Công nguyên kỷ Jura".
Thác cao đến 487m nên chưa từng có ai chinh phục được nó.
4. Sa mạc Dallol, Ethiopia
Chỗ này được giới thám hiểm mệnh danh là "địa ngục của Trái Đất". Nơi đây cũng là nơi có núi lửa trên cạn thấp nhất thế giới. Độ muối quanh năm luôn ở mức cao kỷ lục nên không có loài sinh vật nào có thể tồn tại được. Đó cũng là lý do vì sao chưa từng có dấu chân con người đặt ở vùng đất này.
Dallol nằm ở vùng trũng thuộc quần thể sa mạc Danakil, phía Đông Bắc Ethiopia. Khu vực này nằm dưới mực nước biển 116m, nhiệt độ trung bình hằng năm là 35 độ C.
5. Núi Gangkhar Puensum
Ngọn núi này đang nằm trong vùng tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc. Núi cao 7.570m so với mực nước biển nhưng nhiều người cho rằng độ cao này chưa chính xác vì đoàn thám hiểm khi đó đã từng chinh phục một ngọn núi cao hơn độ cao này, nhưng với núi Gangkhar Puensum thì họ vẫn chưa "với tới".
Mặt khác, theo tín ngưỡng của người dân Bhutan thì leo núi là hành vi bị cấm nên đã rất lâu rồi ngọn núi này chưa có dấu chân con người.
KHÁNH HÒA (Tin8)