10 điểm đáng chú ý trong phiên điều trần đầu tiên của Zuckerberg

Ngày đăng: 12/04/2018
2,018 Read
111 Share
Ông chủ Facebook không rõ bao lâu người dùng mới xoá hết được dữ liệu, lúng túng khi đề cập chuyện riêng tư và luôn miệng nhận sai lầm.

Sau vụ rò rỉ thông tin cá nhân của hàng chục triệu người dùng Facebook, CEO Mark Zuckerberg  lần đầu tiên phải điều trần trước giới chức Mỹ. Phiên đầu tiên trước Thượng viện Mỹ diễn ra lúc 1h30 ngày 11/4 (giờ Hà Nội) và kéo dài tới gần 5 tiếng.

1. Lời xin lỗi và phiên điều trần giúp Mark Zuckerberg có lại hàng tỷ USD

USA Today cho rằng, nội dung cả buổi điều trần sáng nay tại Thượng viện Mỹ của Mark Zuckerberg tóm gọn trong 2 câu: "Tôi xin lỗi" và "Chúng tôi đang xử lý việc này". Tổng hợp lại hành trình 14 năm đối mặt với các rắc rối khi điều hành mạng xã hội lớn nhất thế giới của Zuckerberg, tạp chí Washington Post còn nhận thấy với Mark dường như xin lỗi như một thói quen.

"Không thể xác định được buổi điều trần hôm nay của Zuckerberg đã thu lại được gì. Cách ông ta đối mặt với những câu hỏi vừa thừa, vừa thiếu của các nghị sĩ tạo cho ông ấy một vẻ đáng kính và nguy hiểm, dù rằng, bản thân ông ta nhiều lúc cũng không biết công ty mình đang làm gì, có xử lý được việc đó hay chưa", USA Today bình luận. 

Cổ phiếu của Facebook sau đó đã tăng tới 4,5% lên hơn 165 USD - cao nhất trong 3 tuần qua, đây cũng là mức tăng ngày lớn nhất trong vòng 2 năm qua. Theo thống kê của Bloomberg, khối tài sản của Mark Zuckerberg đã hồi phục hơn 3 triệu USD sau buổi điều trần, từ mức hơn 63 tỷ USD lên thành 67 tỷ USD.

Trước đó, scandal làm rò rỉ dữ liệu người dùng đã khiến cổ phiếu Facebook lao dốc khiến giá trị vốn hoá bốc hơi hàng chục tỷ USD trong vòng 1 tháng qua. 

2. Mark Zuckerberg lần đầu thừa nhận Facebook phải có trách nhiệm về nội dung

Vị tỉ phú công nghệ phải điều trần gần 5 tiếng đồng hồ trước 44 Thượng nghị sĩ Mỹ.

Vị tỉ phú công nghệ phải điều trần gần 5 tiếng đồng hồ trước Thượng Viện hôm 11/4. Ảnh: Vox

Theo Washington Post, điều này có ý nghĩa quan trọng khi từ trước đến giờ Facebook luôn coi mình là công ty thuần công nghệ.

"Khi mọi người hỏi chúng tôi là một công ty truyền thông hay một nhà xuất bản, Chúng tôi có cảm thấy có trách nhiệm với những nội dung xuất hiện trên nền tảng của mình hay không? Tôi nghĩ câu trả lời chắc chắn là có. Nhưng điều này không phải là cốt lõi kinh doanh của công ty - là tạo ra công nghệ và những sản phẩm", Zuckerberg trả lời trước các Thượng nghị sĩ Mỹ. 

3. Người dùng là nạn nhân của Cambridge Analytica 

Mark Zuckerberg cũng thừa nhận 87 triệu người dùng Facebook là nạn nhân của vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân của Cambridge Analytica vì họ không bao giờ muốn thông tin cá nhân của mình bị bán cho bên thứ ba. Nhưng điều này đã xảy ra và Facebook đã để nó diễn ra trên nền tảng của họ. 

4. Facebook khẳng định bị Cambridge Analytica lợi dụng, không kiểm soát được

Zuckerberg cho rằng việc nhà phát triển Aleksandr Kogan được truy cập thông tin cá nhân người dùng của Facebook là đúng theo quy định vận hành của Facebook. Nhưng khi dữ liệu này được đem ra bên ngoài, họ khó thể kiểm soát được. 

Trong scandal rò rỉ dữ liệu khiến Mark Zuckerberg phải điều trần, Kogan đã bán lại cơ sở dữ liệu thu thập được từ người dùng mạng xã hội cho Cambridge Analytica - hành động mà Facebook đang cáo buộc là vi phạm điều khoản của mình. Từ 2015, Facebook đã ngừng ứng dụng của Cambridge Analytica và yêu cầu xoá bỏ toàn bộ dữ liệu đơn vị này thu thập được. Nhưng theo New York Times một lượng dữ liệu vẫn còn tồn tại tới ngày 17/3/2018 và nó có thể đã được sử dụng để phục vụ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2016.

5. Ông chủ Facebook lúng túng khi bị yêu cầu công khai địa điểm check-in

Trả lời câu hỏi từ Thượng nghị sĩ Richard J. Durbin liệu có muốn chia sẻ tên của khách sạn mình đã ở đêm qua, ông chủ của Facebook đã tỏ ra lúng túng và mất một lúc mới đưa ra câu trả lời...

2,018 Read
111 Share
(223)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang