
Ngủ đủ giấc ngừa đường huyết tăng. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Điều quan trọng là khi bị tiểu đường phải theo dõi lượng đường huyết nhiều lần trong ngày.
Các nghiên cứu cho thấy ăn một chế độ ăn ít carbohydrate, protein cao làm giảm lượng đường huyết.
Cơ thể phân hủy carbohydrate thành đường để sử dụng làm năng lượng. Một số carbs cần thiết trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ăn quá nhiều carbs có thể gây ra lượng đường huyết quá cao.
Các carbohydrate đơn giản chủ yếu được tạo thành từ một loại đường. Chúng được tìm thấy trong thực phẩm, chẳng hạn như bánh mì trắng, mì ống và kẹo.
Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn uống có chỉ số glycemic thấp sẽ làm giảm lượng đường huyết. Thực phẩm có chỉ số glycemic thấp là khoai lang, sữa ít béo, cây họ đậu, rau lá xanh, các loại hạt và đậu, thịt và cá.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý lượng đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ phân hủy carbs và tỷ lệ cơ thể hấp thụ đường. Hai loại chất xơ này là chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Trong hai loại, chất xơ hòa tan là hữu ích nhất trong việc kiểm soát lượng đường huyết. Chất xơ hòa tan có trong các thực phẩm sau: rau, cây họ đậu, các loại ngũ cốc và trái cây.
Giảm cân giúp kiểm soát lượng đường huyết. Thừa cân có liên quan đến sự gia tăng bệnh tiểu đường và kháng insulin.
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho người bị tiểu đường, bao gồm giảm cân và tăng sự nhạy cảm với insulin. Insulin là loại hoóc môn giúp phá vỡ đường trong cơ thể. Những người bị tiểu đường hoặc không sản xuất đủ insulin hoặc có khả năng kháng insulin mà cơ thể sản xuất.
Tập thể dục cũng giúp giảm lượng đường huyết bằng cách khuyến khích cơ bắp sử dụng đường thành năng lượng.
Uống...